Chuyển đến nội dung chính

Kiểm soát quyền lực

Tôi có cô con gái 5 tuổi. Như mọi đứa trẻ, có lúc bạn ấy rất quấy mẹ. Mỗi khi con bé mèo nheo mà tôi quá bận rộn để dàn xếp, tôi đành đưa ra con bài mua chuộc: “Nếu con ngoan, cuối tuần chúng ta sẽ đi mua quà nhé”.

“Viên đường” hiệu quả. Con tôi ngay lập tức cố gắng “thật ngoan”, để cuối tuần có được món quà yêu thích.

Nếu bạn đã từng là cha mẹ, hãy thành thực, bạn có “hối lộ” con để chúng thuận theo điều bạn muốn? Nếu con đạt kết quả thi tốt, bố mẹ sẽ thưởng cho cái này, cái kia. Không ít người quen tôi thừa nhận đã sử dụng câu nói này.

Đây không phải ví dụ tốt về giáo dục. Tôi biết điều đó, rằng việc dùng lợi thế của cha mẹ: có tiền để mua quà, có quyền đưa con ra khỏi nhà, tới cửa hàng, có quyền ban phát cho đứa con nào mình chọn, hay thậm chí có cả quyền rút lại lời hứa đó… Tất cả có thể làm hư con trẻ, khiến chúng sử dụng vũ khí của chúng thường xuyên hơn; làm “tha hóa” chính bản thân những phụ huynh đang có đặc quyền giám hộ với đứa trẻ.

Tuy nhiên, về bản chất, cách giáo dục này không xa hiện tượng mà chúng ta vẫn gọi là “lạm dụng quyền lực” và “mua chuộc sự ưu tiên”. Nó không chỉ đang diễn ra trong mỗi ngôi nhà.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “tham nhũng” là một đặc tính của con người và xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nhiều học giả thống nhất rằng tham nhũng chính là lí do dẫn đến sự diệt vong của đế chế La Mã. Giáo sư Ramsay Mcmullen, tác giả cuốn “Tham nhũng và sự sụp đổ của đế chế La Mã”  còn cho rằng, việc giáo dục đạo đức chỉ là điều thứ yếu để hạn chế tham nhũng, hạn chế lạm dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân.

Những tuyên bố về ý chí chống thoái hóa, biến chất trong Đảng đang liên tục được đưa ra bởi những người đứng đầu. Việc liên tiếp các cán bộ cao cấp bị kỷ luật, nhiều người trong bộ máy thực thi và kiểm soát quyền lực bị bắt vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn có thể coi là một ví dụ chứng minh cho ý chí này.

Mahatma Gandhi từng nói: “Trái đất này đủ để thỏa mãn nhu cầu của mọi người, nhưng không đủ để thỏa mãn lòng tham của họ”. Quyền lực không dẫn đến lòng tham. Ngược lại, chính lòng tham tiền bạc, vật chất mới dẫn người ta bon chen để vươn tới quyền lực. Khi quyền lực càng lớn, thì cám dỗ càng nhiều, và lúc đó lòng tham dẫn lối cho hành vi lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân.

Chính vì thế, tôi cho rằng việc Ban bí thư Trung ương Đảng yêu cầu mỗi cá nhân cán bộ, Đảng viên phải “công khai bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái” cần đi đôi với việc tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý minh bạch. Cơ chế thiếu minh mạch, thiếu khả năng kiểm soát chính là môi trường lí tưởng cho tham nhũng sinh sôi.

Chúng ta đã có Luật phòng chống tham nhũng 2005 và các quy định nằm trong Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy thế, cơ chế này vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như Luật phòng chống tham nhũng lại không áp dụng cho khu vực ngoài nhà nước.

Hơn nữa, vấn đề thực thi luật còn hoàn toàn là một câu chuyện khác. Việc tố cáo tham nhũng, cho dù luật quy định rằng người tố cáo “được bảo vệ trước pháp” luật nhưng trên thực tế nó vẫn là một nguyên tắc chung chung chứ chưa có một cơ chế cụ thể để bảo vệ người tố cáo. Chính vì thế, nhiều người tố cáo trở thành nạn nhân của trả đũa, trù rập, quấy rối. Khảo sát của Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2013 cho thấy ở Việt Nam “chỉ có 38% số người được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng, 51% người dân sợ rằng tố cáo tham nhũng không thay đổi được gì và 28% sợ gánh chịu hậu quả”.

Trong cuộc chiến chống lạm dụng quyền lực, tham nhũng, thì vai trò kiểm soát của người dân là thiết yếu. Nó có thể hiệu quả khi đi kèm hai yếu tố: sự minh bạch trong hoạt động quản lí và quyền tự do lập hội được đảm bảo. Nếu như Luật tiếp cận thông tin đã được ban hành thì hiện chúng ta vẫn đang chờ Luật về hội được khai sinh.

Chừng nào chúng ta chưa có cơ chế hợp lý để kiểm soát quyền lực người lãnh đạo cũng như thực thi hiệu quả quyền này, thì ta vẫn còn phải chấp nhận rằng tham nhũng sẽ là một phần trong cuộc sống, giống như việc các bậc cha mẹ vẫn phải “mua chuộc” con cái để thoát thật mau khỏi những giờ căng thẳng.

Trong cả hai trường hợp, chấp nhận nó là một phần trong cuộc sống hay có giải pháp thay đổi, chính chúng ta là người lựa chọn.

Lê Thị Thiên Hương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BAN BẢO VỆ SỰ SỐNG GIÁO PHẬN THÁI BÌNH MỪNG LỄ BỔN MẠNG

Ngày 28.12.2024 tại Nhà thờ Giáo xứ Thượng Điền, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, đã diễn ra Thánh lễ mừng kính các Thánh Anh Hài, bổn mạng ban Bảo Vệ Sự Sống (BVSS) thuộc Caritas Giáo phận Thái Bình.  Hiện diện trong ngày lễ có Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ - nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình, cha Gioan Chu Văn Yên - Giám Đốc Caritas Thái Bình, cha Phê-rô Nguyễn Lương Bằng, CSsR - Linh Hướng ban BVSS, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, các thành viên, cộng tác viên, quý ân nhân, quý khách của các nhóm BVSS trong Giáo phận, cùng cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ sở tại và vùng lân cận. Đúng 15g15, Đức cha Phêrô đã chủ sự cuộc rước, sau đó ngài chủ tế Thánh lễ mừng kính các Thánh Anh Hài, cầu nguyện cho công cuộc BVSS trong bầu khí thánh thiêng, trang nghiêm và sốt sắng. Ở phần đầu lễ, Đức Cha đã đại diện cho cộng đoàn phụng vụ chúc mừng cùng cảm ơn ban BVSS đã tổ chức Thánh lễ mừng kính các Thánh Anh Hài và cầu nguyện cho công cuộc BVSS hàng năm, tại nhiều địa điểm kh...

Caritas Thái Bình: Khóa Tập Huấn Tư Vấn Hướng Nghiệp ban Khuyết Tật

Ngày 19/09/2024, ban Khuyết Tật Caritas Thái Bình đã tổ chức khóa tập huấn Tư Vấn Hướng Nghiệp cho các cộng tác viên (CTV), tình nguyện viên (TNV), những người khuyết tật (NKT) cùng những người thân của họ, tại cộng đoàn quý cha Dòng Đaminh, Giáo họ Kính Danh, thôn Đồng Châu Nội, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mục đích của khóa tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ sống cho các CTV, TNV, NKT cùng người thân của họ trong việc chọn nghề nghiệp, lạc quan và tự lập trong cuộc sống, hướng đến việc hòa nhập cộng đồng, trở nên những người hữu ích cho Giáo hội, xã hội, gia đình và những người khác. Tiết trời Thái Bình hôm nay mưa nhiều, ẩm ướt nhưng không thể ngăn cản bước chân và thiện chí của ban tổ chức cùng các tham dự viên (TDV) đến với cộng đoàn Dòng Đaminh Đồng Châu - nơi mà các TDV được quý cha cùng anh chị em giáo dân Giáo họ Kính Danh tận tình đón tiếp cùng phục vụ rất nhiệt thành, chu đáo. Hiện diện trong khóa tập huấn có Cha Augustinô Phạm Quang Tư...

Caritas Thái Bình: Xây Dựng Ước Mơ

Sáng Chúa Nhật, 01/09/2024, ban Caritas Giáo phận Thái Bình đã tổ chức buổi họp mặt cho các em học sinh, sinh viên thuộc nhóm Học Bổng Caritas Thái Bình tại Nhà Chung Giáo xứ Đồng Vân, xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Hiện diện và đồng hành cùng các em học sinh, sinh viên trong suốt buổi họp mặt có cha Gioan Chu Văn Yên – Giám Đốc Caritas Thái Bình, cha Vinh sơn Đào Văn Thịnh – Đặc trách ban khuyến học, cha Giuse Tống Văn Thiện – Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc, Soeur Văn phòng Caritas, quý thầy chủng sinh cùng quý thầy đồng hành với các em học sinh mồ côi, bị bỏ rơi và những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đang được nuôi dưỡng, dạy dỗ tại Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót An Lạc, Giáo phận Thái Bình. Mục đích của buổi họp mặt nhằm củng cố thiện chí muốn hỗ trợ thế hệ trẻ trong Giáo Phận Thái Bình của ban Caritas cùng khích lệ tinh thần, chia sẻ những khó khăn và hướng dẫn cho các em có những định hướng và nỗ lực trong tương lai. Trong ngày này, Caritas cũng trao tặng các...